{{ 'fb_in_app_browser_popup.desc' | translate }} {{ 'fb_in_app_browser_popup.copy_link' | translate }}
{{ 'in_app_browser_popup.desc' | translate }}
{{ childProduct.title_translations | translateModel }}
{{ getChildVariationShorthand(childProduct.child_variation) }}
{{ getSelectedItemDetail(selectedChildProduct, item).childProductName }} x {{ selectedChildProduct.quantity || 1 }}
{{ getSelectedItemDetail(selectedChildProduct, item).childVariationName }}
Với âm đạo khỏe mạnh, độ pH của môi trường này rơi vào khoảng 3.5 – 4.5, như vậy môi trường có độ acid nhẹ. Tuy nhiên một người phụ nữ ở những độ tuổi và giai đoạn khác nhau có thể có chỉ số pH âm đạo khỏe mạnh khác nhau. Cụ thể:
Phụ nữ độ tuổi sinh sản từ 15 – 49 tuổi: pH âm đạo bình thường sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 4.5.
Phụ nữ trước khi có kinh nguyệt và sau khi mãn kinh: pH âm đạo có xu hướng cao hơn 4.5.
Đây là độ pH phù hợp để lợi khuẩn trong môi trường âm đạo phát triển, đồng thời hạn chế hại khuẩn, giúp “cô bé” khỏe mạnh. Khi pH âm đạo quá mức, nhiễm trùng dễ xảy ra do một số loại vi khuẩn và nấm gây bệnh.
Tinh dịch của nam giới có tính kiềm, vì thế khi quan hệ tình dục không được bảo vệ, nó có thể thúc đẩy sự phát triển của 1 số vi khuẩn gây hại.
Âm đạo có chức năng tự làm sạch tuyệt vời, vì thế phụ nữ chỉ cần rửa sạch bên ngoài âm đạo bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Nhưng có đến 20% phụ nữ thường xuyên thụt rửa sâu trong âm đạo, sử dụng hỗn hợp baking soda, nước và giấm,… không những làm tăng pH âm đạo mà nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.
Kháng sinh toàn thân có thể ảnh hưởng phần nào đến môi trường âm đạo khi không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây hại mà những vi khuẩn tốt giúp duy trì pH âm đạo cũng bị loại trừ. Vì thế có thể gây mất cân bằng pH âm đạo.
Trước chu kỳ kinh nguyệt, do thay đổi nội tiết tố mà pH âm đạo có tăng nhẹ. Máu kinh nguyệt cũng có tính kiềm nên thường làm tăng pH âm đạo trong thời gian này. Thường sau khi kết thúc kỳ kinh, môi trường âm đạo sẽ dần trở về trạng thái bình thường.
Để môi trường âm đạo luôn cân bằng, pH ổn định và khỏe mạnh thì việc chăm sóc và vệ sinh giữ vai trò quan trọng. Dưới đây là những biện pháp đơn giản nhưng cần thiết mà mỗi chị em phụ nữ cần thực hiện, để “cô bé” khỏe mạnh, giúp bạn tự tin hơn.
Thực phẩm mỗi ngày cơ thể chúng ta nạp vào ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các cơ quan, trong đó cũng tác động đến độ pH âm đạo. Những thực phẩm không tốt làm mất cân bằng môi trường tự nhiên của âm đạo bao gồm: đồ cay, thịt đỏ, sữa, bông cải xanh, rượu, hành tây,… Sự ảnh hưởng do thực phẩm thường không nặng và không kéo dài, chỉ khoảng 2 – 3 ngày sau khi ăn.
Tuy nhiên, nếu ăn thường xuyên và liên tục những thực phẩm có hại này, nó sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của “cô bé”.
Thay vào đó, các chuyên gia sản khoa khuyên rằng, phụ nữ nên ăn nhiều rau củ tươi, uống nhiều nước, ưu tiên ăn ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả,… Sữa chua là thực phẩm rất tốt phụ nữ bởi nó giàu probiotic, giúp cân bằng sự pH của âm đạo.
Bên cạnh đó, các thức uống thường được yêu thích như: cà phê, trà, thức uống có gas không những không tốt cho môi trường âm đạo mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe chung.
Bạn nên vệ sinh âm đạo thường xuyên và đúng cách, vừa đảm bảo sự cân bằng tự nhiên của độ pH âm đạo vừa làm sạch, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại.
Sử dụng nước sạch, dung dịch vệ sinh phụ nữ HH có độ pH 3.6 – 3.8 để rửa âm đạo. Lưu ý không thụt rửa sâu âm đạo.
Giữ vùng kín khô và sạch, tắm rửa cơ thể sạch sẽ hàng ngày. Dùng xịt phụ khoa HH sau mỗi lần đi vệ sinh
Sản phẩm sử dụng cho vùng âm đạo như quần nhỏ, cần được giặt sạch với nước giặt quần con HH,… nên đảm bảo sạch sẽ, không ẩm ướt, tránh nhiễm khuẩn,…